Qui Định Mới Về Hóa Đơn Bán Hàng Hóa, Cung Ứng Dịch Vụ
Hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Ngày 14/5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2011 (Nghị định 51) và thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn (Nghị định 89). Theo Nghị định 51, khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng/lần thì đơn vị bán hàng không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu.
Nghị định 51 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau: hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử và hóa đơn theo mẫu đặt in. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử, một hình thức hoá đơn mới.
Đặc biệt, Nghị định 51 đã chính thức đặt khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế thay vì phải chờ mua hóa đơn tại cơ quan quản lý thuế. Cụ thể, đối tượng được tự in hóa đơn là doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác chỉ được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau: Đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in; có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in, sản xuất loa sân khấu và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; là đơn vị kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh có mã số thuế nhưng không đủ điều kiện được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử thì phải đặt in hóa đơn. Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn.
Xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết
Ngày 22/4/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành, thay thế Thông tư số 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 và Quyết định số 37/2006/QĐ-BTC ngày 4/01/2006 của Bộ Tài chính.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện các quy định về việc xác định giá trị thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ kiên kết làm căn cứ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh. Đối tượng áp dụng là tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá cục đẩy công suất, dịch vụ (sau đây gọi là doanh nghiệp) thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thông tư quy định cụ thể các phương pháp xác định giá thị trường của sản phẩm trong giao dịch liên kết, bao gồm: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; phương pháp giá bán lại; phương pháp giá vốn cộng lãi; phương pháp so sánh lợi nhuận; phương pháp tách lợi nhuận. Tùy theo mỗi phương pháp cụ thể, giá thị trường của sản phẩm có thể được tính trực tiếp ra đơn giá sản phẩm hoặc gián tiếp thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm. Đối với các phương pháp tính giá gián tiếp, khi xác định kết quả kinh doanh cho mục đích kê khai, tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì không nhất thiết phải tính ra đơn giá sản phẩm cụ thể.
Thông tư cũng quy định cụ thể về xác định giá thị trường đối với một số trường hợp đặc biệt và hướng dẫn lưu giữ và cung cấp dữ liệu, chứng từ về phương pháp xác định giá thị trường. Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu được dùng làm căn cứ khi phân tích so sánh phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để cơ quan thuế có thể kiểm tra, xác minh. Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nghĩa vụ và trách nhiệm lưu giữ thông tin, tài liệu và chứng từ làm căn cứ áp dụng phương pháp xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong các giao dịch liên kết và xuất trình theo yêu cầu kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế.
Theo LS Phạm Hoàng Mỹ (Cty Luật Việt)/VCCI- đăng trên Thanh niên Online